Empathize target market

1. Tầm quan trọng của việc am hiểu target market

Có hai luồng ý kiến chỗ này: 

a - Với một Product Manager, am hiểu target market là phần nice-to-have, không bắt buộc.

b - Một Product Manager bắt buộc phải am hiểu target market, bắt buộc phải am hiểu business model của doanh nghiệp

Vậy, hay cùng nghe hai luồng phản biện: 

Ý kiến a:

- Người làm quản trị tốt là người làm tốt chuyên môn của họ - 6 yếu tố ở phần trước: Business Understanding, Insight, Stakeholder Communication, Make decisions, Own the process, Delivery. Tuy nhiên, am hiểu market target là phần nice-to-have. Tại sao?

- Bởi vì xung quanh họ đã có những người cực kì giỏi về lĩnh vực của họ. Product Managers không hẳn sẽ là những người bay vô làm sản phẩm. Nhiệm vụ của họ là quản trị process, đưa ra quyết định.

- Đó là lý do tại sao gọi họ là Product Manager, chứ không phải Product Builder/ Coder/ Designer v..v

Ý kiến b:

- Cái trên đúng nhưng chưa đủ, điều kiện phần trên sẽ phù hợp nếu bạn được vào những công ty out-source hoặc những công ty đã lớn mạnh, có tiềm lực. 

- Còn ở trong những công ty Start-up, một khi bạn xác định là một Product Manager, bạn buộc lòng phải am hiểu cả target market bởi vì khả năng cao (và chắc chắn) là bạn sẽ không có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ. 

Tóm lại: 
- Tuỳ thuộc vào tiềm lực và quy mô của mỗi công ty mà skill đó là bắt buộc hay nice-to-have

2. Digital PM và Physical PM 

- Dù là physical hay digital (online hay offline) thì nếu kiểu quản trị là user centric thì mô hình sẽ hoàn toàn như nhau.

+ Khác nhau duy nhất là ở giai đoạn build ra product:

- Với công ty tech thì đoạn build là do UX/ UI/ Designer/ Tech team build ra

- Với công ty service, physical, fashion thì sẽ do những team nghiệp vụ build ra

- Việc chuyển đổi loại sản phẩm sẽ gây 1 chút bất lợi với người thuần làm loại sản phẩm đó, tuy nhiên với Foundation đã có ở dưới thì việc học nghiệp vụ không thành vấn đề.

Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING