Product Creation Process - Part 3: The essential steps for a Product Manager

1. Hai tầng liên quan đến users insight

Tầng 4: User Personas 

Tầng này sẽ phân tích user personas dựa trên hành vi và mục đích sử dụng sản phẩm

- Khi chúng ta có 1 lượng data về potential target customers đủ lớn, ta sẽ bắt đầu có được (form lên) những nhóm hành vi/ mục đích sử dụng cụ thể

+ Ví dụ:          

- nhóm rành công nghệ && nhóm yếu công nghệ          

- nhóm muốn nhanh, gọn, lẹ && nhóm muốn an toàn cẩn thận         

- nhóm sử dụng sản phẩm cho mình && nhóm sử dụng sản phẩm như trung gian (đại lý,..)

- Sau tầng thứ 4 này, ta có được nhóm các personas mong đợi, từ đó bắt đầu tiến hành các công đoạn research như: + User interview + A/B testing

Về mặt thực tiễn, mình cảm thấy tầng 4 (User Personas) và tầng 3 (Customer Target) có nhiều điểm tương đồng và đôi khi gộp 2 tầng lại làm một. Ví dụ như trong dự án mình từng trải nghiệm, nếu tách ra rõ ràng thì:

     + Customer Target: những người quan tâm đến ios app template

     + User Personas: bao gồm nhiều hành vi và mục đích khác nhau

          - Developer muốn tham khảo codebase

          - Customers muốn chuyển đổi số với minimum cost

          - Chỉ muốn learn thông qua tutorials và sử dụng dòng sản phẩm free

Tầng 5: Needs

- Tìm hiểu nhu cầu của nhóm user personas 

     + Sắp xếp thứ tự ưu tiên, nhu cầu nào quan trọng nhất

- Phần này cũng khá là đau đầu. Dựa vào user personas ở trên, thường thì 80% doanh số tập trung vào 10% 2 đầu nhóm, 90% còn lại thường truy cập vào page thông qua các articles. 

- Giá trị mà nhóm 90% này mang lại là giá trị vô hình, nằm nhiều ở việc marketing, quảng bá.

3. Ba tầng cốt lõi liên quan đến thành bại của sản phẩm

Tầng 6: Underserved needs 

Tại tầng này, sẽ chủ yếu dựa vào sự am hiểu thị trường để phân tích:

- Những service nào mà thị trường đã có nhà cung cấp (nhóm nhà cung cấp) làm tốt rồi, những service nào chưa được tốt

- Những service nào mà nằm ngoài sự hiểu biết (bao gồm yếu tố nghiệp vụ, văn hoá, xã hội, nghề nghiệp, v..v) 

- Cũng nhờ bước này mà ta có thể thu được những needs nào mà doanh nghiệp tự tin đánh vào

- Ví dụ trường hợp của mình: Tại thời điểm hiện tại của bài viết, chưa có một nơi chính thống nào cung cấp source code iOS hoàn chỉnh, và thậm chí hỗ trợ việc đẩy lên App Store. Những giá trị liên quan đến uy tín và dịch vụ hậu mãi là những pain points mà users đang gặp phải

Tầng 8: Value proposition 

Mình sẽ phân tích tầng 8 này trước để bài viết được mạch lạc.

- Tầng 8 là tầng tự đánh giá năng lực doanh nghiệp      

+ Những giá trị nào doanh nghiệp có thể tạo ra     

+ Những giá trị nào doanh nghiệp đang nắm thế mạnh

Tầng 7: Connect tầng 6 và tầng 8: Product Market fit 

- Đây là thông số quan trọng nhất của cả mô hình 

- Khi mà những giá trị doanh nghiệp đang nắm thế mạnh cũng như có thể tạo ra phù hợp với những nhu cầu mà doanh nghiệp tự tin đánh vào, thì khi đó ta gọi là Product Market fit

- Product Market Fit này là một thông số quan trọng không chỉ cho Product Manager mà còn cho cả doanh nghiệp. Quyết định có nên scale system hay không là phụ thuộc vào thông số này

Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING