I. Tư duy của người lãnh đạo
- Nếu như vai trò của người quản lý, hay các bạn nhân viên là tư duy ở thực tại thì người lãnh đạo phải có suy nghĩ ở tương lai, về cả khía cạnh thời gian và không gian
- Họ sẽ nghĩ cho tương lai, xa hơn những công việc hiện tại và cho cả team.
- Góc nhìn của họ sẽ xa hơn, nghiên cứu ở tổng bề rộng kiến thức hơn như xu hướng thị trường, xu hướng nền kinh tế, ảnh hưởng xã hội hay thậm chí là các đối thủ cạnh tranh.
- Không gian ở đây nếu có thể mở rộng ra thì sẽ là toàn thế giới. Đối với những người siêu phàm như Elon Musk, Zeff Bezok thì họ thậm chí còn mở ra đến tầm vũ trụ
II. Tư duy chiến lược
- Những tư duy ở trên gọi là tư duy chiến lược. Nó giúp khai phá ra những cơ hội và cả rủi ro mà hầu hết những người khác không thấy được.
- Tư duy chiến lược cũng như bao kĩ năng khác, có cũng có nhiều levels khác nhau.
- Dưới đây là 1 vài ý để cải thiện kỹ năng này theo thời gian
+ Theo dõi các CEOs hay các business leaders, để ý cách họ nói chuyện, ra quyết định, dự tính, chiến lược tương lai của họ
+ Đọc báo cáo hàng năm của các công ty trong và ngoài ngành của bạn và nghiên cứu chiến lược của họ.
+ Tìm kiếm các vai trò, dự án và các mối quan hệ giúp mở rộng tầm nhìn của bạn.
- Còn đây là hai ý quan trọng nhất
+ Liên tục đặt câu hỏi cho tư duy chiến lược, đừng có chờ ai đó làm giùm.
- Suy nghĩ nhiều ngữ cảnh khác nhau có thể xảy ra trong tình hình xu hướng công nghệ sắp tới
- Biến động thị trường, các vấn đề quốc tế và chính sách của chính phủ.
+ Hãy tự đặt mình ở trong những role khác nhau
- Nếu mình là CEO của công ty, mình sẽ làm gì để công ty phát triển
- Nếu mình nắm giữ vai trò quan trọng của đối thủ, thì chúng ta sẽ làm gì
- Chủ động tương tác liên tục với những bạn có cùng vai trò. trách nhiệm suy nghĩ chiến lược
- Đặt câu hỏi và lưu ý đến quá trình suy nghĩ và mở rộng góc nhìn trong câu trả lời