Một trong những việc quan trọng mà mình luôn phải làm mỗi khi đảm nhiệm một dự án nào đó, chính là việc tạo ra Product Roadmap, dùng để đồng nhất góc nhìn của các bên liên quan cũng như xác định được thời gian, nguồn lực theo lộ trình đó. Và điều đầu tiên khi nhắc đến Product Roadmap này là việc tổng hợp các ý tưởng để hình thành lên các công việc cần làm của sản phẩm. Vậy những ý tưởng đó đến từ đâu?
Tôi nghĩ rằng một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất mà tôi thường nghe đó là:
+ Là một người Product Manager, bạn phải chịu trách nhiệm đưa ra tất cả các ý tưởng và tất cả các giải pháp cho tất cả các vấn đề ❌
+ Với tư duy này, mặc định rằng với mọi giải pháp được tìm thấy trong sản phẩm, người Product Manager phải là người đầu tiên tìm ra nó ❌
Thực ra thì điều này chỉ đúng một nửa, những ý tưởng hay sẽ đến từ khắp nơi
a. Khách hàng
Với những người PM làm trong mảng B2B và B2C, gần như mỗi ngày bạn luôn nhận.được data, feedback liên tục từ khách hàng. Nó có thể là từ những buổi meeting, qua emails, qua intercoms hay những công cụ nhận phản hồi khác. Đây là nguồn ý kiến và phản hồi rất có giá trị về chất lượng sản phẩm.
Họ sẽ nói về những trải nghiệm họ thực sự yêu thích và đương nhiên đi kèm với đó là những trải nghiệm không hài lòng (tin "vui" cho bạn là đa phần bạn sẽ chỉ nghe những phàn nàn hơn là những lời khen 😅) nhưng đôi khi bạn sẽ nghe thấy một số ý tưởng khá hay thông qua những feedback này.
b. Engineering team
Engineering team cũng là một nguồn input rất chất lượng. Họ thỉnh thoảng sẽ đưa ra ý tưởng của họ, đặc biệt khi họ có những thông số kỹ thuật sản phẩm, những khía cạnh kỹ thuật nhất định mà bạn có thể chưa nghĩ đến ngay lập tức.
Các team kỹ thuật này thường sẽ có một số kinh nghiệm nhất định về các xu hướng công nghệ mới nhất và hot nhất, do đó, việc nhận được các thông tin này cũng rất là tốt.
c. Sale và Marketing
Rõ ràng là không có team nào gần gũi với khách hàng hơn là team sales và team marketing. Nhìn chung, phụ thuộc vào mô hình B2B hay B2C nhưng họ vẫn sẽ một trong những team mang lại rất nhiều thông tin chi tiết về khách hàng mà ngay cả bạn với tư cách là một PM.
Team sale và team marketing thường tập hợp những bạn trẻ năng động, có xu hướng nắm bắt thị hiếu người dùng rất tốt. Do đó, những ý tưởng thường xuất hiện trong quá trình hoạt động của team.
d. Những nơi khác
Ý chính ở đây chính là hãy quan sát, để tâm và chọn lọc. Đó có thể là bất kỳ ai đang nói về những gì bạn làm hoặc những gì liên quan đến sản phẩm của bạn. Họ sẽ luôn có ý tưởng cho bạn những gì bạn nên làm với sản phẩm của mình. Trong những cuộc nói chuyện bình thường, họ đôi khi sẽ đóng vai trò users mà chúng ta đang interview 🙂
Có thể nói 1 Product Manager giống như một người gác cổng - là việc của họ là chọn lọc giữa một vô số các ý tưởng xuất hiện và ập đến. Công việc của PM là hiểu giá trị cốt lõi của sản phẩm, nơi họ muốn đưa sản phẩm đó là tầm nhìn của họ.
Mỗi ý tưởng sẽ đẩy bạn đến một cái đích này nhưng bù lại (vô tình) nó cũng sẽ đẩy bạn ra xa khỏi những cái đích khác. Chúng ta cần chọn lọc những ý tưởng khác nhau sao cho phù hợp với giá trị cốt lõi đó và tầm nhìn của sản phẩm đã định ra trước đó.
Nó chắc chắn không phải lúc nào cũng rõ ràng
Đặc biệt là khi những cái thành quả ngắn hạn bao giờ cũng hấp dẫn hơn việc theo đuổi cái đích dài hạn. Ví dụ, với ý tưởng này, bạn có thể có được nhiều khách hàng hơn nhưng có thể không phù hợp với định hướng chiến lược dài hạn. Vì vậy, với vai trò là một PM, bạn phải theo đuổi SỰ CÂN BẰNG.