The agile mindset - Part 1: The scrum Manifesto

1. Bốn giá trị xuyên suốt của Agile model

Lịch sử hình thành nên mô hình Agile cũng lâu đời, thông qua một nhóm tổ chức, tuân thủ 4 tiêu chí sau - (mình xin trích nguyên văn để giữ nguyên giá trị)

Individuals and interactions OVER processes and tools

Working software OVER comprehensive documentation

Customer collaboration OVER contract negotiation

Responding to change OVER following a plan

Lưu ý, cụm từ over mang ý nghĩa ưu tiên, không có nghĩa những giá trị bên phải là thừa thãi.

Tiêu chí thứ nhất

Cái này mình nghĩ không chỉ gói gọn trong scope của Agile mà còn nên bao trùm cho cả văn hoá team, văn hoá doanh nghiệp. Điểm mấu chốt của tiêu chí này là khai thác tối đa giá trị làm việc của team bằng cách loại đi những quy trình rườm rà, rắc rối mà không hiệu quả.

Mọi mâu thuẫn conflict nên được giải quyết face-to-face càng nhanh càng tốt, để tập trung tối đa thời gian và năng lượng giải quyết vấn đề liên quan đến dự án, sản phẩm. 

Các processes và tools mang yếu tố thúc đẩy quy trình đi nhanh hơn, có tính kỷ luật và tổ chức cao hơn. Ngoài ra, giúp việc tracking thuận tiện hơn. 

Tiêu chí thứ hai

Ý nghĩa của tiêu chí này có lẽ phù hợp với những dòng sản phẩm software và service, ở đó, người ta chú trọng vào việc cung cấp phần mềm chất lượng cao, liên tục, và chỉ viết documentation khi cần. Về cơ bản, viết một documentation hoàn chỉnh trước là điều rất khó, nếu không muốn nói là không thể

Đặc thù của dự án phần mềm là tinh chỉnh, update liên tục do đó, thay vì tốn thời gian cho việc cập nhật documentation liên tục, ta giành thời gian cho việc cải thiện chất lượng sản phẩm. 

Đương nhiên, với users, họ sẽ cần documentation nhưng thời gian cho phần này nên rút ngắn hết mức có thể

Tiêu chí thứ ba

Những ràng buộc về mặt hợp đồng là cần thiết nhưng không phải dựa vào đó để chất vấn sau cùng. Thường thì khách hàng cũng là một stakeholders - thậm chí là quan trọng trong quá trình xây dựng nên một sản phẩm. 

Ý tưởng cho tiêu chí thì ba là xây dựng lòng tin thông qua quá trình hợp tác, bao gồm cả ý kiến của họ trong quá trình xây dựng sản phẩm vì không ai hiểu giá trị cốt lõi hơn họ. Trọng tâm là tăng cộng tác và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thay vì mọi thứ cứ phải nói chuyện trên giấy tờ.

Tiêu chí thứ tư

Cũng vì đặc thù lặp lại, chia task theo từng sprint, mà thời điểm release có khả năng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, theo từng giai đoạn, tác động từ những yếu tố khách quan (feedback từ users, xuất hiện những trends bất ngờ, v..v) và chủ quan (app gây ra bug, crash, v..v) khiến cho một vài feature được ưu tiên hơn, và những feature khác phải nhường chỗ cho nó. 

Do đó, plan trong agile thường ở tầm overview ước lượng chứ không thể chi tiết, cụ thể. Từ đó, team nên có khả năng thích nghi với sự thay đổi cùng với bản plan tổng thể giúp định hình tầm nhìn. 

2. Tổng kết

Như vậy, nhìn chung 4 tiêu chí này đều xoay quanh 2 điểm chính: Chất lượng sản phẩm và release lặp lại + liên tục. Chúng nhằm loại bỏ những yếu tố có khả năng cản trở đến quy trình, kém hiệu quả, lãng phí.

Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING