13 May
13May

1. Con đường chính thống?

Thông thường, một nghành nghề thường được đào tạo thông qua các trường đại học hoặc các trung tâm nghề. Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo sự thay đổi của xã hội, sẽ có những ngành nghề mới được hình thành từ nhu cầu của doanh nghiệp, người dùng. Ban đầu nó chỉ xuất phát từ những công ty riêng biệt, về sau được tham khảo từ những công ty khác, từ cộng đồng để hình thành nên định nghĩa của nghành nghề đó. Product Manager cũng là một title kiểu vậy.

Hiện giờ, mình chưa thấy nghành nào đào tạo ra chuyên nghành này (ít nhất là ở Việt Nam), kiểu như College > Major > Job

2. Các con đường để trở thành 1 product manager?
Nhìn chung, theo kinh nghiệm cá nhân mình, sẽ có 3 con đường chính xuất phát từ nhiệm vụ chính của một người Product Manager. 

Vậy trách nhiệm của họ là gì? Cụ thể là gì mình sẽ phân tích sâu hơn nhưng nhìn chung họ sẽ tạo ra những sản phẩm mà cân bằng được các yếu tố: 

- Mong đợi khách hàng 

- Doanh thu của doanh nghiệp 

- Kỹ thuật phù hợp

Từ các nhiệm vụ ở trên, 4 phẩm chất cơ bản của một Product Manager là: 

 - Technical background 

     + Đảm bảo về mặt kỹ thuật, hiểu được khó khăn của team kỹ thuật

- Marketing background 

     + Đảm bảo các yếu tố liên quan đến business của doanh nghiệp, đương nhiên là sẽ đi kèm với P & L - profit and lost)

- Expertise of market 

     + Chuyên gia của thị trường mà sản phẩm đang hướng tới 

     + Hiểu được tiềm năng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra các giải pháp đáp ứng yêu cầu người dùng

- Communication skills

     + 3 khía cạnh ở trên tương ứng với rất nhiều team chuyên môn, stakeholders khác nhau, do đó, việc giao tiếp để trung hoà 3 bên gần như là bất buộc 

3. Kinh nghiệm bản thân

Khi nắm giữ vị trí Product Manager của team IOS App templates, mình may mắn có thể gom lại 2 yếu tố expertise và technical lại khi mà product của team chính là những dòng code mà team đang làm.

- Việc nắm về technical giúp mình chọn những architecture phù hợp cho team, đảm bảo reuse nhiều nhất có thể - giảm effort. Ngoài ra, vấn đề time estimation cũng dễ tracking hơn, từ đó, đảm bảo được process cho những lần releases.

- Mặt khác việc nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng iOS và Apple giúp mình định hướng được roadmap trong khoảng thời gian đủ xa để team có thời gian tiếp cận. Ví dụ gần nhất là việc nắm bắt 1 framework đang hot là SwiftUI - cùng với việc so sánh lịch sử trước đó (Obj-C và Swift), mình dự đoán SwiftUI sẽ tạo nên sự thay đổi lớn. Thế là mình bắt tay lên những chiến lược cơ bản: 

     + Chia team ra nghiên cứu SwiftUI 

     + Publish những articles cũng như tutorials (càng nhanh càng tốt) cho dù là phiên bản beta chưa ổn định - Nếu các versions official có thay đổi thì

          - Việc publish này còn sẽ giúp tăng SEO trên google -> từ đó, đẩy mạnh thương hiện

     + Bắt tay vào xây dựng các SwiftUI templates

          - Free templates (mục tiêu vừa học vừa thực hành)

          - Lấy những tính năng ổn định xây dựng thành 2 paid templates 

Về cụ thể quá trình lên plan này, mình sẽ có 1 bài chi tiết sau.

- Về mảng business, cũng khá may mắn khi team marketing hàng tháng thường gửi email thông báo số lượng templates được mua nhiều nhất giúp mình. Từ đó, xác định lại nhu cầu của người dùng. Phần này mình cũng sẽ để dành riêng một bài sau.

4. Kết luận

Như vậy, không có một con đường cụ thể, việc trở thành 1 Product Manager có thể bắt đầu từ nhiều chuyên nghành khác như tech (như mình), business, hoặc UI/ UX designer. Hiện nay, trên thế giới có nhiều khoá học chuyên sâu để trở thành 1 Product Manager nhưng theo mình ở Việt Nam hiện tại, đa phần là sẽ rẽ nhánh sự nghiệp. 

Điều này khiến cho nhiều bạn chưa có kinh nghiệm trong nghành IT sẽ cảm thấy khó khăn khi tiếp cận nhưng cũng là 1 sự may mắn vì nếu như theo cách mình đã phân tích ở trên, cơ hội cho nghành này trải dài ra cho nhiều vị trí hơn thay vì chỉ đơn thuần là phải có kiến thức technical

Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING